HOTLINE :
0909 476 388Địa chỉ:23 D14B, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú,HCM
Website:
www.kiemdinhthanhpho.orgCÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN THÀNH PHỐ chuyên về kiểm định các loại máy móc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
1)Kiểm định là gì?
Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (gọi tắt là kiểm định) là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định.
2) Tại sao phải kiểm định?
- Theo quy định Thông tư 32/2011/TT – BLĐTBXH ngày 14/11/2011 Hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Mỗi một loại thiết bị có một tiêu chuẩn và yêu cầu an toàn đặc trưng riêng, kiểm định là để đảm bảo độ an toàn cho con người, tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra, cũng như thiệt hại về vật chất. Ngoài ra kiểm định cũng là cách duy nhất chứng minh thiết bị đáp ứng được các yêu cầu sản xuất.
Được quy định cụ thể tại phụ lục 1 – danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. (Ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT – BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
- Kiểm Định Nồi Hơi
- Kiểm Định Các Bình Chịu Áp Lực
- Kiểm Định Hệ Thống Lạnh
- Kiểm Định Cần Trục
- Kiểm Định Cầu Trục: Cầu Trục lăn, cầu trục treo.
- Kiểm Định Cổng Trục: Cổng Trục, Nửa Cổng Trục.
- Kiểm Định Pa Lăng Điện; Palăng Kéo Tay
- Kiểm Định Xe Nâng Hàng
- Kiểm Định Xe Nâng Người
- Kiểm Định Thang Máy Các Loại.
- Kiểm Định Thang Cuốn; Băng Tải Chở Người.
- Kiểm Định Hệ Thống Chống Sét
- Đo, Kiểm Tra Điện Trở Hệ Thống Điện
- kiểm định tời nâng hàng
4.Tình trạng kiểm định của thiết bị?
Là tình trạng thiết bị đã được kiểm định định kỳ, kiểm định lần đầu hoặc có thể là kiểm định bất thường.
Tình trạng kiểm định được nêu rỏ trong biên bản và phiếu kết quả cho thiết bị được kiểm định
Là trình tự các bước kiểm tra kỹ thuật để đánh giá và xác nhận tình trạng an toàn của đối tượng kiểm định phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
Đối với các đối tượng kiểm định chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (quy trình kiểm định) do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành, thì đơn vị kiểm định có thể căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng làm cơ sở thiết kế, chế tạo, kiểm tra đối với đối tượng kiểm định để xây dựng quy trình kiểm định.
a) Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định an toàn thiết bị nâng
- TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
- TCVN 4755-1989: Cần trục- Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực.
- TCVN 5206-1990: Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
- TCVN 5207-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.
- TCVN 5209-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
- TCVN 5179-90: Máy nâng hạ- Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
b) Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định an toàn thang máy điện và thang máy thuỷ lực
- TCVN 6395-2008: Thang máy điện- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt .
- TCVN 6904-2001: Thang máy điện- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 6396-1998: Thang máy thuỷ lực- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 6905-2001: Thang máy thuỷ lực- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 7628-2007: Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng?
- TCVN 5867 : 1995: Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng yêu cầu an toàn.
c) Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang cuốn:
- TCVN 6397-1998: Thang cuốn và băng chở người- Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
- TCVN 6906-2001: Thang cuốn và băng chở người- Phương pháp thử, các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
d) Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực:
+ TCVN 6153:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.
+ TCVN 6154:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, phương pháp thử.
+ TCVN 6155:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.
+ TCVN 6156:1966: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử.
+ TCVN 6008:1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
+ TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực – Hàn liên kết.
e) Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi:
+ TCVN 7704:
Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.
+ TCVN 6008-1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
+ TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992), Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước).
f) Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh:
+ TCVN 6153, 6154, 6155 và 6156 :1996 : Bình chịu áp lực– Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng, sửa chữa và phương pháp thử.
+ TCVN 6104: 1996: Hệ thống máy lạnh dùng để làm lạnh và sưởi – Yêu cầu an toàn
+ TCVN 6008: 1995: Thiết bị áp lực– Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
+ TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực – Hàn liên kết.
g) Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đường ống dẫn hơi nước. nước nóng:
+ TCVN 6158:1996: Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 6159:1996: Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng – phương pháp thử.
+ TCVN 6008:1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
+ TCVN 4395:1986 Kiểm tra không phá hủy – Kiểm tra mối hàn bằng tia Rơnghen và gamma.
h) Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế và nạp khí:
+ TCVN 6153, 6154,6155 và 6156:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng, sửa chữa và phương pháp thử.
+ TCVN 2622:1995: Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
+ TCVN 4245:1996: Tiêu chuẩn Kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng Oxy, Axetylen .
+ TCVN 6290:1997: Chai chứa khí. Chai chứa khí vĩnh cửu- Kiểm tra tại thời điểm nạp khí.
+ TCVN 6713:2000: Chai chứa khí. An toàn trong thao tác.
+ TCVN 6715:2000: Chai chứa khí Axetylen hoà tan. Kiểm tra tại thời điểm nạp khí.
+ TCVN 6008:1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
i) Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn chai chứa khí:
+ TCVN 6156:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt sử dụng, sửa chữa – Phương pháp thử.
+ TCVN 6292:1997: Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại..(< tP75 bar dung tích từ 1 đến 150 lít chứa khí nén,khí hóa lỏng,khí hòa tan ở nhiệt độ môi trường )
+ TCVN 6294-1997: Chai chứa khí. Chai chứa khí bằng thép cácbon hàn – Kiểm tra và thử định kỳ.(Không áp dụng cho các chai chứa Axetylen và LPG)
+ TCVN 6295-1997: Chai chứa khí. Chai chứa khí không hàn – Tiêu chuẩn an toàn và đặc tính.(dung tích từ 0,5 lít đến 150 lít, không giới hạn áp suất)
+ TCVN 6008-1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
+ TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực – Hàn liên kết.
Có thể kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của một số đối tượng thiết bị theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, hay cơ sở chế tạo, với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu qui định trong các Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) được viện dẫn trong quy trình này hoặc các Tiêu chuẩn Quốc gia đã được nêu trên chưa có quy định các chỉ tiêu kỹ thuật an toàn cho đối tượng này.
Tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm: Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp,cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh để hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và đăng ký lĩnh vực hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;- Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét